Hiện nay, nhu cầu cho ngành kế toán chưa hẳn đã bão hòa, tuy nhiên để xin việc vào vị trí này cũng chẳng dễ dàng gì cho những sinh viên sắp tốt nghiệp hoặc mới ra trường. Hoặc do bạn thiếu kinh nghiệm, hoặc bạn không có những phẩm chất mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Chúng ta hãy cùng giải đáp những thắc mắc của các bạn trẻ qua những câu hỏi thực tế thường gặp ở sinh viên mới tốt nghiệp để hiểu rõ hơn những khó khăn mà họ gặp phải.
Sinh viên: Kế toán cần những gì?
Thứ nhất: Kiến thức chuyên môn
Thứ hai: Kỹ năng đánh máy – Soạn thảo văn bản, làm việc với word, excel là những thứ cơ bản mà bạn cần rèn rũa khi học kế toán. Đó là những kỹ năng ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất làm việc của bạn.
Thứ ba: Sự cẩn thận, tỉ mỉ – Bạn phải làm việc với vô vàn những con số, những tập tài liệu chất thành đống. Nếu có sai sót rất dễ dẫn đến những lỗi theo dây chuyền.
Thứ tư: Làm việc dưới áp lực – Bạn có thể sẽ phải ngồi máy tính cả ngày, không có thời gian nghỉ cho dù đã hết giờ làm việc; bạn phải chạy đua với thời gian để hoàn tất những bản tổng kết của tháng, quý, năm. Hơn thế, nếu bạn làm kế toán cho các công ty lớn (Big Four, Nhật,..) thì áp lực đó còn khủng khiếp hơn nữa.
Thứ năm: Trung thực – Không hẳn là trung thực với những bản hạch toán, tổng hợp mình lập ra mà là trung thực với ban lãnh đạo, với cấp trên. Họ cần người mà họ có thể tin tưởng.
Bạn đã có những gì? Bạn có sẵn sàng làm hay không? Nếu muốn trở thành một kế toán thực thu, hãy chuẩn bị cho những việc trên.
Sinh viên: Không có kinh nghiệm phải làm gì?
Có hai cách để bạn giải quyết vấn đề này
Thứ nhất: Làm ở những công ty nhỏ trước – Thực tế, sinh viên mới ra trường không chỉ thiếu kinh nghiệm mà còn thiếu kiến thức chuyên môn nên nhiều bạn rất khó xin được việc ngay. Cho dù cuộc phỏng vấn của bạn không thành công, hãy tìm kiếm cơ hội cho mình dù là nhỏ nhất. Hãy nhắm vào những công ty tuyển dụng có đào tạo và cố gắng học hỏi, bạn sẽ có được những kinh nghiệm hữu ích cho cuộc hành trình dài sắp tới.
Thứ hai: Nắm chắc kiến thức chuyên môn (học thêm các chứng chỉ) – Khi bạn có kiến thức tốt, bạn có thể thi vào các doanh nghiệp lớn hoặc xin vào những doanh nghiệp vừa. Khi nhà tuyển dụng thấy được khả năng của bạn, họ sẽ sẵn sàng đào tạo bạn. Việc này đòi hỏi sự cố gắng lớn của bạn cũng như sẵn sàng đối mặt với áp lực khi chưa xin được việc.
Sinh viên: Làm CV thế nào cho tốt?
Không thể phủ nhận CV thể hiện được rất nhiều điều ở bản thân bạn: Trình độ, bằng cấp, kinh nghiệm và cả tính cách của bạn. Tuy nhiên, làm CV có khó khăn đến thế không? Làm một CV không quá phức tạp như những gì bạn đã xem trên rất nhiều trang mạng, những tờ báo khác nhau. Họ đưa ra hàng ngàn mẫu CV cầu kỳ, hoa lá cho bạn lựa chọn. Nhưng bạn nên biết hiện nay ai cũng rất bận rộn, nhà tuyển dụng không muốn mất quá nhiều thời gian chỉ để đọc một CV. Hãy làm CV thật đơn giản, dễ nhìn sao cho khi nhà tuyển dụng nhìn vào, họ sẽ nắm bắt được ngay khả năng của bạn. Các mục cơ bản trong CV bạn cần có: Tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại, ảnh; trình độ văn hóa (nên ghi từ cấp học phổ thông); các bằng cấp; kỹ năng. CV có thể làm một đến hai mặt tùy theo lựa chọn của bạn.
Trên đây là ba câu hỏi thường gặp nhất của các sinh viên kế toán mới ra trường. Chúng tôi tin chỉ cần đọc kỹ những phân tích trên, bạn đã có thể hoàn toàn tự tin với những cuộc phỏng vấn sắp tới.
câu hỏi phỏng vấn,
kế toán,
phỏng vấn,
phỏng vấn xin việc,