6 câu hỏi đo lường chỉ số EQ của nhà tuyển dụng

Ngày nay, hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng trí tuệ cảm xúc (EQ) sẽ quyết định sự thành công nhiều hơn so với chỉ số thông minh (IQ), kỹ năng và trình độ chuyên môn. Những người có chỉ số EQ cao thường sẽ “bắt sóng” được cảm xúc của người khác, từ đó có thể tìm ra được cách thức nói chuyện phù hợp. Ngoài ra, những người có chỉ số trí tuệ cảm cao sẽ luôn luôn tự nhận thức được bản thân mình muốn gì, cần gì và giỏi kiềm chế cảm xúc để đạt được thành công trong công việc. Vậy làm thế nào để tuyển dụng được các ứng viên có chỉ số EQ cao? Một số câu hỏi mà Smartjob.vn đưa ra dưới đây sẽ giúp cho nhà tuyển dụng lựa chọn được ứng viên như ý.

Mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp ở công ty cũ?

Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng khai thác việc xây dựng mối quan hệ của ứng viên nơi công sở. Những người ngại giao tiếp hoặc ích kỷ sẽ trở nên ngập ngừng khi gặp câu hỏi này. Ngược lại, những ứng viên quảng giao sẽ rất nhiệt tình kể về việc xây dựng mối quan hệ, hay việc giúp đỡ đồng nghiệp như thế nào.

Mô tả cách bạn giải quyết mâu thuẫn trong công việc bằng một trường hợp cụ thể?

Mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống cũng như trong công việc. Câu hỏi về việc giải quyết mâu thuẫn trong công việc sẽ giúp cho nhà tuyển dụng nhận thấy rằng các ứng viên sẽ đương đầu với nó hay để nó trở thành vấn đề nhức nhối trong công việc.

tuyen dung 4

Trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra một số câu hỏi nhằm kiểm tra chỉ số EQ của ứng viên.

Cách bạn đương đầu với thất bại?

Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được thái độ sống của ứng viên như thế nào mỗi khi đối mặt với thất bại. Khả năng học hỏi từ thất bại, sự sắp xếp lại mục tiêu chiến lược cũng như khả năng tự động viên và khơi dậy cảm hứng cho chính bản thân mình là những điều nhà tuyển dụng nên đặc biệt chú ý. Hãy lắng nghe cách ứng viên phân tích sự thất bại của họ. Ứng viên đổ lỗi cho người khác hoặc thể hiện sự tức giận, họ không phải là người có chỉ số EQ cao. Những ứng viên biết tự nhận ra sai lầm và sửa sai, họ hẳn sẽ là những người tích cực trong công việc.

Kỹ năng làm việc với người khác của bạn hiệu quả như thế nào?

Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được kỹ năng giao tiếp và thuyết phục của ứng viên khi họ nói về sự thay đổi, phát triển các mối quan hệ và truyền cảm hứng cho đồng nghiệp. Những ứng viên tiềm năng thường sẽ đưa ra cách mà họ xây dựng tinh thần đồng đội như thế nào, hợp tác và chia sẻ thông tin ra sao và trong những tình huống kịch tính, họ giữ bình tĩnh như thế nào. Nếu gặp được những ứng viên như thế, nhà tuyển dụng nên hỏi thêm về việc sếp của họ đánh giá như thế nào về những kỹ năng đó của họ.

Tầm quan trọng của sự lạc quan trong môi trường làm việc?

Sự gắn kết và tinh thần làm việc nhóm là điều khá quan trọng ở mọi môi trường làm việc. Không ai muốn làm việc với những người thích đổ lỗi, than phiền. Nhà tuyển dụng nên đặt câu hỏi này đế đánh giá xem ứng viên có phải là người chán nản trước nghịch cảnh hay là người luôn lạc quan và tìm ra cách giải quyết trong những tình huống “khó nhằn” nhất.

Theo bạn, bản thân mình cần cải thiện những kỹ năng nào?

Thời thế thay đổi cũng vì thế mà kiến thức và kỹ năng cũng phải thay đổi để phù hợp với công việc. Ứng viên lười biếng, tắc trách sẽ nằm trong danh sách những người bị gạch tên đầu tiên vì thế đây là một câu hỏi giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá sâu sắc về EQ của ứng viên. Ứng viên nào nhận thức được đúng khuyết điểm và tìm cách sửa chữa thì sẽ được đánh giá cao trong buổi phỏng vấn.

Xem thêm thông tin tuyển dụng Android tại: Tuyển dụng lập trình viên Android


ứng tuyển,
câu hỏi phỏng vấn,
tuyển dụng,