Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn (P1)

Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn từ đơn giản cho tới phức tạp dành cho các ứng viên ở tất cả mọi ngành, mọi lĩnh vực.

Phần 1: Bạn là ai?

  1. Bạn hãy giới thiệu qua về bản thân?

Đây thường là câu hỏi đầu tiên của nhà tuyển dụng khi phỏng vấn. Mục đích của nó là để cho ứng viên khởi động mình trước khi gặp phải những câu hỏi hóc búa hơn. Bạn hãy trả lời sao cho nhà tuyển dụng có thể nắm bắt một cách nhanh nhất những thông tin cá nhân của bạn. Bên cạnh đó, các ứng viên có thể sẽ được hỏi thêm về hoàn cảnh gia đình; trường học cấp 2,3; và một vài thông tin khác nếu họ muốn tìm hiểu thêm. Qua cách trả lời của bạn, họ sẽ đánh giá sơ qua được khả năng nói, khả năng tư duy của bạn. Tại sao lại là khả năng tư duy? Tư duy ở đây chính là cách sắp xếp thứ tự thông tin trong câu trả lời của bạn – cái gì trước, cái gì sau,… Tuy nhiên điều đó không quá quan trọng, bạn hãy trả lời tự nhiên nhất có thể là được.

  1. Trình độ học vấn

Thông thường, nhà tuyển dụng tới cấp 2, cấp 3 và đại học bạn đã học như thế nào. Họ sẽ biết cách hỏi để lấy những thông tin mình cần. Hãy chuẩn bị các câu hỏi như: Bạn giỏi nhất về môn gì, bạn đã làm những gì ở trường đại học, bạn học những thứ đó có chủ đích gì hay không,…. Ngoài ra, nhà tuyển dụng có thể xoáy sâu vào một số câu hỏi hóc búa có liên quan tới chuyên ngành mà bạn đang ứng tuyển. Với những câu hỏi như vậy, cần bình tĩnh và tỉnh táo khi trả lời để tránh việc “tự cắn vào lưỡi” mình.

sj-ah939-18car-gs-20150117182244-1428376014245-crop-1428376022622

Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn (P1)

  1. Hỏi về chuyên môn

Với sinh viên mới ra trường, những câu hỏi này thường không khó, chỉ là những câu hỏi cơ bản về chuyên ngành. Nếu bạn chuẩn bị tốt, bạn có thể trả lời một cách dễ dàng. Mục đích của những câu hỏi này là để xem bạn nắm được kiến thức chuyên ngành tới đâu. Cho dù biết hay không bạn cũng nên trả lời rõ ràng, biết tới đâu trả lời tới đấy. Nếu bạn không biết về những kiến thức đó, hãy thành thật trả lời.

Với những người đã đi làm, những câu hỏi loại này thường rất sát với nghiệp vụ bạn làm thường ngày. Tuy nhiên, bạn cần cho thấy khả năng của bạn có thể đáp ứng đến đâu và bạn có sẵn sàng đương đầu với những thử thách mới không. Nên chú ý thái độ, nét mặt của bạn khi trả lời – không nên nhăn nhó hoặc tỏ ra bất ngờ khi nhà tuyển dụng nhắc tới những khó khăn của doanh nghiệp hay những áp lực mà bạn sẽ phải đối mặt. Khiêm tốn là lựa chon tốt nhất trong trường hợp này.

  1. Hỏi về tính cách

Tất tần tật về tính cách của bạn. Bạn thích gì, thói quen làm việc của bạn thế nào, thậm chí cả những câu hỏi trên trời mà bạn chẳng thể nghĩ đến trước khi phỏng vấn.

Về loại câu hỏi này, bạn vẫn nên trả lời tự nhiên theo suy nghĩ của mình nhưng cần lưu ý không nên trả lời kỹ quá nếu nhà tuyển dụng không yêu cầu.

Những câu hỏi kiểu này sẽ giúp nhà tuyển dụng có những đánh giá khách quan hơn về con người bạn nhằm tìm ra điểm nổi bật bên trong của người được phỏng vấn. Ngoài ra, họ sẽ biết được mức độ hòa đồng của bạn với môi trường mới qua thái độ và cách ứng xử của bạn.

Phạm Bình

Mời các bạn đọc tiếp phần 2

Xem thêm: phỏng vấn nhân viên kinh doanh, phỏng vấn nhân sự, phỏng vấn marketing


câu hỏi phỏng vấn,
phỏng vấn xin việc,