Mới đây vào ngày 25 tháng 2 năm 2016, Facebook đã cho ra mắt nút “like” mới với sự mở rộng của 5 biểu tượng cảm xúc: love, haha, wow, sad, angry. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn quá trình làm nên sự thay đổi ấn tượng đó được chia sẻ từ Geoff Teehan, giám đốc thiết kế của Facebook.
Ngày nay, Facebook là nơi để tất cả mọi người học tập, làm việc đồng thời chia sẻ mọi thứ trong cuộc sống của mình cho những người xung quanh. Theo Teehan, đó là một xã hội thu nhỏ và cảm xúc trên Face cũng chẳng khác gì ngoài đời. Khi Facebook còn đang thịnh hành, nó cũng chỉ có một nút duy nhất để “like” và “unlike” bởi vậy đó không thể nào là đủ cho mọi cung bậc cảm xúc của con người. Đôi khi, chúng ta chỉ muốn bày tỏ một cách đơn giản là mình thích bài viết, hình ảnh, video mà người khác chia sẻ nhưng cũng có lúc ta lại muốn bày tỏ sự đồng cảm, giận dữ, vui mừng,… với những sự việc diễn ra xung quanh. Từ sự thật đó, Facebook nhận ra “đã đến lúc nhìn xa hơn về nút like”, “không phải cái gì cũng like được”.
Khoảng 1 năm trước, các nhà thiết kế của Facebook đã lập ra một nhóm nghiên cứu để khiến nút like trở nên đa dạng hơn. Họ rất hứng thú với công việc này bởi không phải lúc nào cũng có cơ hội làm những việc ý nghĩa như vậy.
Có rất nhiều thách thức khi mởi bắt đầu dự án:
- Làm thế nào để tiện ích này hoạt động tốt trên nhiều nền tảng, nhiều thiết bị nhất có thể?
- Cần chỉnh các nút like, share, comment làm sao cho dễ dàng hiểu và sử dụng được?
- Các biểu tượng cảm xúc mới sẽ là gì và cần bao nhiêu biểu tượng để diễn tả hết cảm xúc của con người?
- Làm thế nào để mọi người dễ dàng để lại một phản ứng?
Đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra và các nhà thiết kế cần phải trả lời hết những câu hỏi ấy để tối ưu cho sản phẩm mới của mình, đảm bảo sự thành công cho những reaction đó. Từ hàng loạt câu hỏi ấy, họ đã chia ra thành 2 nhóm nghiên cứu chính: Những reaction mới sẽ là gì và chúng sẽ được sử dụng như thế nào. Từ kinh nghiệm, các số liệu nghiên cứu và cả trực giác của những chuyên gia, Facebook đã dần giải đáp được những bài toán tưởng như đơn giản mà rất hóc búa của dự án mới.
Cần bao nhiêu reaction?
Nhóm nghiên cứu đã đề ra 2 nguyên tắc cơ bản cho sản phẩm mới:
- Mọi người trên thế giới đều có thể hiểu được những biểu tượng cảm xúc bởi chỉ khi đó, việc giao tiếp và kết nối mới trở nên dễ dàng, hiệu quả.
- Reaction phải chứa nhiều ý nghĩa và được sử dụng rộng rãi
Việc cân nhắc dùng bao nhiêu reaction đã tốn rất nhiều công sức của nhóm. Đầu tiên, người ra nghĩ đơn giản là có nút like rồi, chỉ cần thêm nút unlike là ổn. Nhưng câu chuyện không đơn giản như thế. Các reaction cần phong phú hơn, chứa nhiều hàm ý hơn đồng thời cũng phải đơn giản mà không tốn thời gian của người dùng, ai cũng có thể dùng. Trong vòng hờn 1 năm, các cuộc thử nghiệm thực tế đã diễn ra liên tục và dưới đây là những gì các chuyên gia đã tìm hiểu:
Các biểu tượng được dùng phổ biến nhất bao gồm: happy (hạnh phúc), celebrating (tán dương), laughing (cười phá lên), hug (ôm), kiss (hôn), <3 (trái tim), sad (buồn), confused (bối rối), hearts (yêu thương). Và các comment phổ biến nhất:
Sau khi tổng kết và rút gọn lại, loại bỏ những biểu tượng cảm xúc có thể trùng nhau về ý nghĩa, các chuyên gia đã lập ra một danh sách emoji (cách gọi của các biểu tượng cảm xúc)
- Like
- Love
- Haha
- Wow
- Sad
- Angry
- Confused
- Yay
Có thể nhận ra “Confused” và “Yay” đã không được lựa chọn bởi trong khi thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã nhận thấy “Confused” có tỷ lệ sử dụng thấp hơn nhiều so với các biểu tượng còn lại; không phục vụ được hầu hết mọi người nên không đạt được như các nguyên tắc đã đề ra. Bên cạnh đó, Yay cũng thế, nó không dễ hiểu với nhiều đối tượng và bị trùng ý nghĩa với “haha” và “like”. Loại bỏ hai reaction đó, sản phẩm của Facebook sẽ hoạt động hiệu quả hơn nhiều.
Các hình vẽ sẽ như thế nào?
Sau khi chọn xong những biểu tượng, các nhà nghiên cứu tiếp tục phải trả lời câu hỏi: Chọn hình cho chúng như nào? Hình tĩnh hay hình động? Và nếu là hình động thì các chuyển động sẽ ra sao? Dưới đây là những hình vẽ đầu tiên cho quá trình thử nghiệm:
Xem thêm: Cài đặt Node.js, Java 8, cài đặt Mongo DB, công nghệ thông tin
Các biểu tượng phải được hiển thị với kích thước nhỏ, phù hợp với thanh like. Bởi nút like được thiết kế khá nhỏ nên cần điều chỉnh những chi tiết nhỏ nhất của các reaction sao cho chúng nhìn không quá giống nhau. Dễ thấy “Wow” có thể bị nhầm lẫn với “Yay” và cả “Haha”. Chỉ cần thay đổi một chút là chúng đã khác đi rất nhiều và sẽ phù hợp với con mắt người dùng, tạo ấn tượng để họ dễ dàng ghi nhớ, dễ dàng sử dụng.
Vấn đề tiếp theo là gắn nhãn ghi chú. Nhóm nghiên cứu đã thử cả những reaction có nhãn và không có nhãn để xem xét hiệu quả của cả hai phương án trên. Việc gắn nhãn sẽ giúp mọi người từ khắp nơi trên thế giới đều có thể hiểu bạn đang muốn thể hiện điều gì. Các cuộc thử nghiệm đã diễn ra trên nhiều quốc gia khác nhau với những cách tiếp cận khác nhau. Không chỉ vậy, các chuyên gia trong lĩnh vực giao tiếp không lời thoại đã được mời đến để giám sát cũng như đưa ra lời khuyên cho Facebook.
Việc chọn ảnh động hay ảnh tĩnh cũng hết sức quan trọng bởi nó trực tiếp ảnh hưởng đến sự tương tác từ phía người dùng. Ban đầu, các bản phác thảo đều là ảnh tĩnh và nhóm đã quyết định bổ sung thêm một vài chuyển động cho chúng. Các chuyển động khiến các Reaction trở nên sinh động hơn, dễ hiểu hơn, biểu lộ cảm xúc tốt hơn. Những biểu tượng chỉ được phép chuyển động nhẹ nhàng để có lợi nhất cho nguồn tài nguyên của hệ thống. Rồi các chuyên gia cũng cần cân nhắc xem tất cả sẽ chuyển động cùng lúc hay chỉ những biểu tượng được di chuột đến mới chuyển động. Và phương án chuyển động cùng lúc đã được lựa chọn.
Hệ thống
Các chuyên gia phải nghĩ nhiều hơn đến việc làm thế nào để nút “like” mới dễ tương tác hơn nút “like” trước và dưới đây là hai nguyên tắc thiết kế của nhóm:
- Reaction nên là một phần mở rộng của nút like: Nút like, share, comment đã khiến Facebook được lan tỏa và nếu thêm lựa chọn thứ tư vào lúc này, mọi chuyện sẽ trở nên phức tạp hơn. Thêm riêng một nút cho các biểu tượng không phải một ý kiến hay. Mọi người chỉ quen bấm like và nếu chèn thêm các biểu tượng vào đó sẽ khiến việc tương tác đơn giản hơn rất nhiều.
- Reaction cần được thiết kế đơn giản: Không được phá vỡ cách mà hơn 1 tỷ người đang dùng Facebook. Cần giữ lại sự đơn giản, khi bạn bấm vào nút “like” tức là bạn đang thích các bài.
Ngoài ra còn rất nhiều các tiểu tiết khác cần lưu ý trên các thiết bị, những công cụ duyệt web khác nhau. Sau một năm làm việc và vài tháng thử nghiệm, nhóm nghiêm cưu đã chính thức cho ra mắt bộ Reaction và chỉ trong vài ngày chúng đã được lan tỏa rộng rãi với sự phấn khích của đông đảo mọi người. Không chỉ dừng lại ở đó, Facebook sẽ tiếp tục cải tiến chúng để mọi người được trải nghiệm những tính năng hoàn hảo hơn khiến mạng xã hội này trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều.
Theo Medium
Xem thông tin tuyển dụng tại:
- Tuyển dụng Android
- Tuyển dụng Java
- Tuyển dụng PHP
công nghệ thông tin,
Facebook,
reaction,