Lập trình cơ bản về Java: Lớp trong Java (P3)

Ở bài học lập trình cơ bản về Java phần 2, các bạn đã được hiểu sơ lược về Đối tượng và Lớp. Hôm nay Smartjob.vn xin giới tiếp tục giới thiệu các thành phần tiếp theo của Lớp.

Constructor (Hàm dựng trong Java):

Hàm dựng là một trong những chủ đề quan trọng khi học lập trình cơ bản về Java. Hàm dựng là một trong những thành phần của lớp và mỗi lớp đều có ít nhất một hàm dựng. Nếu chúng ta không viết hàm dựng nào cho lớp cả thì trình biên dịch java xây dựng một hàm dựng mặc định cho lớp đó.

Như vậy, khi một đối tượng mới được tạo ra, sẽ có ít nhất một hàm dựng được được gọi ra. Quy tắc chính của các hàm dựng là chúng có cùng tên như lớp đó.

Những thuộc tính, biến của lớp sẽ được khởi tạo bởi các giá trị mặc định (số: thường là giá trị 0, kiểu luận lý là giá trị false, kiểu đối tượng giá trị null, …)

Bạn có thể định nghĩa nhiều phương thức khởi tạo cho một lớp.

Giống như các phương thức khác, phương thức khởi tạo lớp có thể bị nạp chồng (overload)

Ví dụ về hàm dựng:

Tạo một đối tượng trong Java:

Như đã đề cập trong bài “Lập trình cơ bản về Java: Lớp và Đối tượng trong Java”, một đối tượng được tạo từ một lớp. Trong Java, từ khóa new được sử dụng để tạo một đối tượng mới.

Có ba bước khi tạo một đối tượng từ một lớp trong lập trình Java cơ bản:

  • Khai báo (Declaration): Một khai báo biến với một tên biến với một loại đối tượng.
  • Cài đặt (Instantiation): Từ khóa new được sử dụng để tạo đối tượng
  • Khởi tạo (Initialization): Từ khóa new được theo sau bởi một lời gọi một constructor. Gọi hàm này khởi tạo đối tượng mới.

Ví dụ về tạo đối tượng mới trong Java

Nếu chúng ta biên dịch và chạy chương trình, nó sẽ cho kết quả sau:

Cách thức truy cập biến instance và phương thức:

Các biến instance và các phương thức được truy cập thông qua các đối tượng được tạo. Để truy cập một biến instance, path sẽ là như sau:

/* Khởi tạo đối tượng */

Object ObjectReference = new Constructor();

/* Gọi biến */

ObjectReference.variableName;

/* Gọi phương thức */

ObjectReference.MethodName();

Gói trong Java:

Trong lập trình cơ bản về Java, khai báo package phải xuất hiện đầu tiên khi bạn định nghĩa một lớp:

Mọi đối tượng Java đều nằm trong một package. Nếu bạn không nói rõ ràng nó thuộc gói nào, Java sẽ đặt nó vào trong gói mặc định (default package). Một package chỉ đơn giản là một tập các đối tượng, tất cả liên quan với nhau theo một cách nào đó. Các package quy chiếu theo đường dẫn đến tập tin trong hệ thống tệp của bạn. Tên của các gói dùng ký pháp dấu chấm (.) để biên dịch đường dẫn tập tin này thành một thứ mà nền tảng Java hiểu được. Mỗi mẩu trong tên package gọi là một nút (node).

Ví dụ, trong gói có tên là java.util.ArrayList, java là một nút, util là một nút và ArrayList là một nút. Nút cuối cùng trỏ đến tệp ArrayList.java.

Khai báo Import:

Trong lập trình cơ bản về java nếu tên đầy đủ, trong đó bao gồm tên gói và tên lớp, được đưa ra thì sau đó trình biên dịch có thể dễ dàng xác định vị trí mã nguồn. Khai báo import là một cách để chỉ cho trình biên dịch thấy được vị trí mã nguồn.

Ví dụ, nếu bạn muốn dùng lớp ArrayList từ gói java.util, bạn cần import theo cách sau:

Mỗi lệnh import kết thúc bằng một dấu chấm phẩy (;), giống như hầu hết các câu lệnh trong ngôn ngữ Java. Bạn có thể viết bao nhiêu câu lệnh import cũng được khi bạn cần cho Java biết nơi để tìm tất cả các lớp mà bạn dùng. Ví dụ, nếu muốn dùng lớp ArrayList từ gói java.util, lớp BigInteger từ gói java.math, bạn có thể import chúng như sau:

Nếu bạn import nhiều hơn một lớp từ cùng một package, bạn có thể dùng cách viết tắt để cho biết bạn muốn nạp tất cả các lớp trong package này. Ví dụ, nếu muốn dùng cả ArrayList và HashMap, cả hai đều từ package java.util, chúng ta sẽ import chúng như sau:

Bạn muốn import package nào thì phải có lệnh import cho riêng package đó.

Xem thông tin tuyển dụng Java tại: Tuyển lập trình viên Java


học lập trình,
java,
lập trình,
lập trình cơ bản,
lập trình java,
lập trình java cơ bản,
lập trình viên java,
lập trình web cơ bản,