Phần 2: Chuẩn bị trước phỏng vấn
Cuộc phỏng vấn nào cũng vậy, dù có bạn đã có kinh nghiệm phỏng vấn hay không, việc chuẩn bị là rất quan trọng và cần thiết.
Thứ nhất, bạn cần chuẩn bị sẵn những thông tin cá nhân để chuẩn bị cho phần giới thiệu bản thân. Việc này tưởng chừng đơn giản nhưng với nhân viên kinh doanh, hãy chuẩn bị trước để có thể trả lời một cách mạch lạc. Đối với những bạn lần đầu phỏng vấn, tập nói là một cách để bạn tránh khỏi những vấp váp khi đối diện với nhà tuyển dụng. Tất cả điểm mạnh, điểm yếu, trình độ văn hóa, sở thích…thậm chí cả những thông tin về nơi bạn sinh sống. Hiểu chính bản thân mình cũng là điều mà nhà tuyển dụng sẽ đánh giá tốt về bạn.
Thứ hai, bạn cần tìm hiểu cụ thể về doanh nghiệp mà mình sẽ tới để phỏng vấn.Doanh nghiệp đó làm về lĩnh vực gì, vị trí bạn chọn sẽ ra sao, ban lãnh đạo gồm những ai,…. Bên cạnh đó, bạn cần thể hiện được mình muốn làm việc ở đó, muốn đóng góp cho doanh nghiệp. Để làm được điều ấy, bạn cần trả lời được câu hỏi tại sao mình chọn doanh nghiệp đó chứ không phải những doanh nghiệp khác. Những công việc này nên làm càng sớm càng tốt bởi càng tìm hiểu, nhiều vấn đề về doanh nghiệp sẽ được làm rõ, phục vụ rất tốt cho cuộc phỏng vấn.

Tự tin là chìa khóa cho mọi cuộc phỏng vấn
Thứ ba, không nên đi muộn. Bạn cần đến sớm để làm quen với môi trường nơi diễn ra cuộc phỏng vấn và để tránh những sự cố bất ngờ, đáng tiếc. Tới sớm khiến bạn có tâm lý thoải mái hơn, giảm bớt sự hổi hộp, căng thẳng. Bên cạnh đó, trò chuyện với các ứng viên khác là cơ hội để bạn khởi động cơ thể trước cuộc phỏng vấn. Lời khuyên của chúng tôi là bạn nên uống một ly nước chanh hoặc nước đường, cũng có thể nhai chút kẹo Singum cool air, như vậy bạn sẽ thấy thực sự sảng khoái và tự tin trước cuộc phỏng vấn – tránh cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ.
Thứ tư, phòng tránh các yếu tố khác. Chẳng hạn như bạn bị nói lắp thì nên tập nói thật bình tĩnh, chậm rãi; bạn có vấn đề về sức khỏe thì nên chuẩn bị trước những vật dụng thiết yếu; trời lạnh thì mặc ấm trước khi đi phỏng vấn;…
Trên thực tế còn rất nhiều vấn đề có thể xảy ra trước cuộc phỏng vấn. Trở thành nhân viên kinh doanh, bạn sẽ là đại diện cho bộ mặt của doanh nghiệp trong việc quan hệ với đối tác và khách hàng. Vì thế, hãy thể hiện đúng phong cách của một nhà kinh doanh. Chúc các bạn gặp nhiều may mắn trong những cuộc phỏng vấn trên chặng đường đời của mình.
Phạm Bình
câu hỏi phỏng vấn,
câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh,