Cẩm nang đối phó với nhà tuyển dụng: Vì sao bạn nhảy việc?

Nhảy việc là một điều hết sức bình thường, tuy nhiên bạn cần phải hiểu rõ tại sao mình lại thay đổi công việc. Đã bao giờ bạn tự hỏi đích đến của nhảy việc là gì? Là sự mong muốn được tiến bộ hơn hay mong muốn về sự thành công ở một mặt nào đó?

Nhảy việc rõ ràng là một thử thách, như vậy đồng nghĩa với việc bạn phải có sự chuẩn bị thật kỹ trước khi nhảy việc. Trong khá nhiều cuộc phỏng vấn, câu hỏi mà ứng viên hay gặp phải từ nhà tuyển dụng đó là “Vì sao bạn muốn chuyển việc?”. Vậy bạn sẽ trả lời câu hỏi này như thế nào? Dẫu biết rằng ai cũng có một lý do riêng và sự thành thật là điều cần thiết nhưng đừng vì thế mà nói ra những lý do tiêu cực, điều đó sẽ tạo nên một ấn tượng không tốt đối với nhà tuyển dụng.

Một trong những cách trả lời hay nhất cho câu hỏi trên của nhà tuyển dụng đó là: Tập trung vào những mong chờ của bản thân và gạt qua một bên những tiêu cực. Smartjob xin đưa ra một số gợi ý để giúp bạn có thể trả lời câu hỏi này một cách tốt nhất.

Bạn muốn tăng lương

Lương cao là điều mà bất cứ người lao động nào cũng muốn, tuy nhiên đừng quá thành thật mà trả lời một cách thẳng thừng như thế. Cũng lưu ý rằng bạn không nên mô tả mức lương hiện tại là “thấp và không phù hợp” bởi vì như thế nhà tuyển dụng sẽ đánh giá thấp năng lực của bạn và nghĩ rằng bạn hay đòi hỏi trong khi trình độ có hạn.

Lời khuyên Smartjob dành cho bạn đó là nên nhấn mạnh những kinh nghiệm, kỹ năng mà bạn đã học hỏi và làm được ở công ty cũ; đồng thời bày tỏ mong muốn rằng bản thân luôn muốn học hỏi nhiều hơn nữa. Với câu trả lời như thế, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là một người cầu tiến, ham học hỏi và coi trọng công việc.

tuyen dung 9

Thật khéo léo khi trả lời nhà tuyển dụng về lý do nhảy việc.

Bạn không còn nhiệt huyết với công việc

Thay vì liệt kê những điểm không tốt của công việc hiện tại, bạn có thể đưa ra một vào điểm thú vị mà bạn nhận thấy ở vị trí tuyển dụng. Bạn hãy chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy rằng tại sao công việc hiện tại không phù hợp và những mong muốn cho công việc mới. Tất cả những gì bạn cần làm đó là khiến câu trả lời trở nên “dễ thương” hơn đối với nhà tuyển dụng.

Ví dụ như khi bạn làm công việc hiện tại, bạn đã học được những kỹ năng gì và phát triển kỹ năng đó ra sao. Tuy nhiên, ở công ty hiện tại bạn chưa có cơ hội được thể hiện hết những kỹ năng mà bản thân đang có. Vì thế, bạn muốn tìm một công việc mới với nhiều thử thách hơn để có thể phát triển những kỹ năng vốn có và học thêm những kỹ năng mới.

Sếp quá khó tính

Người ta thường nói “lắm tài, nhiều tật” và có thể sếp của bạn cũng không ngoại lệ. Nếu bạn trình bày với nhà tuyển dụng dụng rằng “Sếp của tôi quá khó tình” thì họ sẽ nghĩ rằng đây là sự ngụy biện cho khả năng thích ứng kém cùng sự thiếu hụt về kỹ năng ứng xử của bạn.

Ngoài ra, một trong những tối tối kỵ trong những buổi phỏng vấn đó là nói xấu sếp. Bởi vì những nhà tuyển dụng mà bạn đang phỏng vấn bạn có thể là sếp của bạn trong tương lai, biết đâu một ngày nào đó, đối tượng bị bạn nói xấu chính là họ.

Đồng nghiệp không hòa thuận

Hiện nay, làm việc nhóm là một yêu cầu hết sức quan trọng trong tất cả mọi công việc. Bởi vì có đoàn kết thì mới có thể tạo ra sức mạnh để chiếm lĩnh thành công. Bất kể lý do là bạn hay do đồng nghiệp không hòa đồng thì đây cũng là lý do khiến cho nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người không có khả năng điều hòa các mối quan hệ trong công việc cũng như giao tiếp hàng ngày. Vì thế hãy tránh đưa ra lý do này để nhà tuyển dụng có cơ hội “bắt thóp” bạn.

Xem thêm thông tin tuyển dụng tại: Tuyển dụng lập trình viên PHP


ứng tuyển,
tuyển dụng,
tuyển lập trình viên,