Phỏng vấn là một bước rất quan trọng để bạn đến gần hơn với công việc, tuy nhiên, việc đối diện với nhà tuyển dụng và hàng loạt những câu hỏi được đưa ra thì không hề dễ dàng. Mỗi câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra cho các ứng viên đều mang một mục đích chung, đó là để đánh giá xem ứng viên có phải là người phù hợp với vị trí đang cần tuyển hay không.
Một trong những câu hỏi mà các ứng viên thường gặp phải từ nhà tuyển dụng đó là “Điểm yếu của bạn là gì?”. Nhiều ứng viên tỏ ra khá lo lắng với câu hỏi này vì cho rằng nhược điểm sẽ khiến nhà tuyển dụng có cái nhìn không tốt về họ.
Tuy nhiên, theo ông Lê Hồng Phúc – Giám đốc nhân sự công ty American Standard, trong một buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng muốn bạn tự đánh giá nhược điểm của bản thân là họ muốn tìm hiểu xem bạn tự đánh giá năng lực bản thân như thế nào, xem bạn có thực sự thích nghi được với môi trường và vị trí ứng tuyển hay không. Và nếu nhà tuyển dụng nhận thấy rằng, bạn chưa đáp ứng được những yêu cầu của họ, tất nhiên bạn sẽ bị loại.
Làm thế nào để có thể vượt qua được câu hỏi này của nhà tuyển dụng? Smartjob.vn xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn bớt lúng túng với những tình huống khó.
Trước phỏng vấn
Ngoài yếu tố chuyên môn, câu hỏi “Nhược điểm của bạn là gì?” cũng là một trong những yếu tố giúp nhà tuyển dụng quyết định lựa chọn bạn hay không. Vì thế, trước khi tham dự buổi phỏng vấn, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về công việc cũng như vị trí mà bạn dự tuyển, những yêu cầu, kỹ năng cần và không cần. Chỉ khi tìm hiểu kỹ được những điểm trên, bạn mới có thể xác định rõ những ưu điểm, nhược điểm của bản thân và không bị lúng túng trước các câu hỏi của nhà tuyển dụng.
Trong khi phỏng vấn
Thành thật và khôn ngoan
Không ai là hoàn hảo, vì thế điểm yếu cũng là một đặc điểm trong quá trình hoàn thiện và phát triển bản thân người đó. Ông Kenneth C. Wisnefski – CEO của Webimax, việc đánh giá được những điểm mạnh mà điểm yếu của bản thân là điều gây hứng thú cho nhà tuyển dụng. Theo ông, những ứng viên biết được điểm yếu của mình trong những tình huống mạnh như là đôi khi quá tham lam, ồm đồm nhiều việc một lúc, là đủ sức hấp dẫn với nhà tuyển dụng.
Lời khuyên Smartjob.vn dành cho bạn đó là hãy chân thật và thẳng thắn trong buổi phỏng vấn. Nhà tuyển dụng mà bạn gặp trong buổi phỏng vấn có thể là ông chủ mới của bạn nếu bạn trúng tuyển, vì thế những điểm mạnh, điểm yếu mà bạn đưa ra hoàn toàn có thể được kiểm chứng. Tuy nhiên, nếu bạn quá thành thật với nhà tuyển dụng, bạn sẽ không có cơ hội để gặp lại họ lần nữa. Có rất nhiều cách để bạn có thể vừa thành thật với bản thân mình trong khi vẫn ghi được điểm với nhà tuyển dụng. Đôi khi, những điểm yếu của bạn lại là khiến bạn “trên cơ” so với những ứng viên khác.
– “Tôi luôn muốn hoàn thành công việc theo đúng tiến độ đã đề ra và sẽ nổi cái nếu đồng nghiệp không tập trung vào công việc” – Câu trả lời này vừa thể hiện bạn là người làm việc đúng thời hạn, nghiêm túc trong công việc; vừa thể hiện bạn là người không ủng hộ những thói xấu ở công ty.
– “Khi hoàn thành xong công việc hiện tại, tôi mới bắt tay vào làm những công việc tiếp theo” – Câu trả lời nêu bật lên rằng tiêu chí làm việc của bạn là hoàn thành tốt nhiệm vụ thứ nhất rồi mới đến các nhiệm vụ phía sau. Tuy nhiên, đây sẽ là điểm yếu chí mạng nếu công việc đòi hỏi bạn à người có thể làm một lúc nhiều công việc.
Điểm mấu chốt bạn có thể rút ra từ 2 ví dụ ở trên đó là, điểm yếu của bạn, theo một chiều hướng nào đó có thể mang lại lợi ích cho công việc. Một điều tiếp theo mà bạn cần nhớ kỹ đó là đừng nên “đánh bóng” bản thân bằng những câu trả lời đại loại như “Tôi không có bất kỳ điểm yếu nào”; “Nhược điểm của tôi là quá chăm chỉ”… vì những cầu trả lời này đem đến cho nhà tuyển dụng cảm giác ứng viên là người không chân thành.
Nên đưa ra những điểm yếu có liên quan đến công việc.
Xem thêm: Tuyển dụng cho người lớn tuổi
Đưa ra hướng khắc phục nhược điểm
Khi nhà tuyển dụng yêu cầu nói về điểm yếu của bạn, cách tốt nhất là đưa ra một dẫn chứng cụ thể và hướng khắc phục nhược điểm đó. Bạn có thể cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người khá “tham công tiếc việc, ví dụ như “khi có quá nhiều việc cần làm, đáng ra tôi nên lập một danh sách những việc cần ưu tiên, thế nhưng, công việc cứ cuốn tôi đi mất và khiến tôi cuống lên”. Bạn kết thúc câu trả lời ở đây là khá tốt, tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu bạn đưa ra một vài giải pháp để nhà tuyển dụng nhìn nhận sâu sắc hơn về tác phong làm việc của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể đưa ra một số ví dụ về việc xử lý những thách thức trong công việc và cuộc sống mà bạn đã gặp phải, ví dụ như việc phải cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình,…
Nếu tôi là nhà tuyển dụng, tôi muốn nghe câu trả lời như thế nào?
Như đã đề cập ở trên, mỗi một câu hỏi của nhà tuyển dụng thì đều ẩn chứa một hàm ý riêng nhằm kiểm tra độ phù hợp của ứng viên với vị trí tuyển dụng. Vì thế, trước khi quyết định trả lời, bạn nên đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng và mong muốn ứng viên sẽ trả lời như thế nào. Khi biết được nhà tuyển dụng mong muốn điều gì, bạn sẽ dễ dàng định hướng câu trả lời của mình xoay quanh những mong muốn đó.
Xem thông tin tuyển dụng Java tại: Tuyển dụng lập trình viên Java
điểm mạnh,
điểm yếu,
câu hỏi phỏng vấn,
câu hỏi tuyển dụng,
phỏng vấn tuyển dụng,
tuyển dụng,
tuyển lập trình viên,